Nhiều bạn sinh viên lựa chọn đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm làm việc, trau dồi các kĩ năng mềm và để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Một trong những công việc được đông đảo các bạn lựa chọn là gia sư cho học sinh tiểu học. Liệu đây có phải là một công việc “việc nhẹ lương cao” nên nhiều bạn gia sư lựa chọn như vậy? Gia sư cho học sinh tiểu học thật sự không dễ dàng một chút nào. Thoạt nhìn, có thể thấy công việc này đơn giản, chỉ dạy những kiến thức ở mức sơ cấp, dễ hiểu. Nhưng khi gia sư bắt đầu buổi dạy thực tế thì phát sinh với rất nhiều vấn đề phức tạp như học sinh lười không chịu làm bài tập, hay mất tập trung hay học sinh ít nói, rụt rè hoặc gia sư mất nhiều thời gian di chuyển,… Để khắc phục những vấn đề bất ngờ phát sinh gia sư tiểu học cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm đi dạy từ những đàn anh, đàn chị, bạn bè, người thân.
Kinh nghiệm làm gia sư cho học sinh Tiểu Học
1. Phương pháp giảng dạy hợp lý
Bạn đang xem: Làm Gia Sư Cho Học Sinh Tiểu Học
Trước hết để có phương pháp giảng dạy hợp lý gia sư cần hiểu rõ lực học của các bé. Nếu các bé học tốt, tiếp thu nhanh thì gia sư không cần giảng bài chậm rãi quá, giảng tốc độ vừa phải; còn nếu các bé học kém, mất gốc, gia sư phải giảng bài chậm rãi, chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận để các em có thời gian tiếp nạp kiến thức.
♥ Đọc thêm: Kinh nghiệm tìm gia sư cho con
2. Học cách tìm đường
Đa số các bạn gia sư là sinh viên từ quê lên thành phố học, chưa quen đường xá Hà Nội rất dễ lạc đường và mất nhiều thời gian di chuyển đến nhà học sinh. Gia sư phải tìm hiểu kĩ khu vực nhà ở của học sinh để hình dung ra đường đi chuẩn xác. Các bạn phải biết cách sử dụng Google Maps để tra địa chỉ, tìm đường dễ dàng hơn. Hay với những bạn gia sư bị “mù đường” hãy ưu tiên các phương tiện công cộng như xe buýt. Nếu đi xe buýt các bạn nên nắm bắt được các tuyến xe đi qua khu vực dạy và giờ xuất phát để không bị trễ tuyến, đi dạy muộn.
Xem thêm : Đăng Ký Làm Gia Sư Tại Cần Thơ
3. Tự tin
“Phép thuật chính là tin vào bản thân mình, nếu bạn làm được điều đó, bạn có thể khiến mọi điều xảy ra” (Johann Wolfgang von Goethe). Dù gia sư có kinh nghiệm hay không thì đều phải tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Sự tự tin sẽ giúp gia sư tạo được ấn tượng tốt với phụ huynh, có buổi dạy đạt hiệu quả cao. Trong quá trình dạy, gia sư có thể bình tĩnh truyền đạt các kiến thức cho các em, khi gặp những câu hỏi của học sinh, gia sư biết cách khéo léo trả lời sao cho hợp ý các em.
Chỉ khi tự tin gia sư mới có thể thể hiện hết khả năng chuyên môn của mình, phát huy những điểm mạnh của bản thân. Vì vậy mà nhiều trung tâm gia sư trước khi giao lớp đều yêu cầu các bạn gia sư làm bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với mức độ từng lớp. Mặc dù các bài kiểm tra đánh giá năng lực chưa thật sự toàn diện, hoàn hảo nhưng nó giúp các bạn gia sư có thêm tự tin. Khi vượt qua bài kiểm tra, cho thấy các bạn có khả năng dạy những đó nên hãy tự tin giảng dạy và chuẩn bị thật tốt cho buổi dạy đầu tiên.
4. Nắm bắt tâm lý học sinh
Khi đi gia sư, mọi người nên chú ý đến tính cách, tâm lý các em học sinh. Muốn học sinh nghe lời, ngoan ngoãn trước hết gia sư phải trở thành người đáng tin cậy, biết cách bắt chuyện với các em. Với những em hoạt bát, vui vẻ thì gia sư sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc làm thân với các bé. Nhưng với các em rụt rè, ít nói, gia sư phải biết cách nói chuyện để các bé cởi mở, thoải mái hơn trong giờ học.
Một khi gia sư biết cách nắm bắt tâm lý học sinh thì có thể “chinh phục” thành công những tính ương bướng của các bé. Mối quan hệ giữa Gia sư và học sinh không chỉ dừng lại ở cô trò mà là hai chị em thân thiết, cùng nhau tâm sự chuyện trường lớp, bạn bè, gia đình.
Cảm nhận của gia sư khi giảng dạy cho các học sinh tiểu học
Mệt mỏi và áp lực
Xem thêm : Làm Gia Sư Tại Nhà
Mặc dù kiến thức tiểu học không khó nhưng các em học sinh còn nhỏ đặc biệt là các em mới lớp 1, lớp 2 rất hay mất tập trung, khi nào chán học thì các em không chịu hợp tác với gia sư, rất khó bảo và bướng bỉnh. Gia sư đi dạy như một “người trông trẻ”, luôn phải nhắc nhở các em rất nhiều điều và lặp đi lặp lại như vậy không biết bao nhiêu lần.
Phụ huynh Việt Nam vẫn luôn coi trọng điểm số nên các bạn gia sư cảm thấy áp lực làm thế nào để dạy các em đạt điểm cao, tiến bộ. Mà các em học sinh tiểu học mải chơi chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Hơn thế nữa, ngày nay điện thoại, máy tính phát triển có nhiều trò chơi điện tử hay, các em khó tránh khỏi bị cám dỗ. Trong giờ học, gia sư luôn phải giảng đi giảng lại rất nhiều lần mà các em vẫn không hiểu, không nắm bắt được kiến thức. Để các em đạt thành tích tốt, tiến bộ trong học tập, gia sư phải bỏ rất nhiều công sức và thời gian.
Cảm thấy công việc này rất ý nghĩa
Tuy mệt mỏi, áp lực là vậy nhưng nhiều bạn gia sư vẫn theo đuổi công việc này rất lâu và cảm thấy công việc này rất ý nghĩa. Các em tiểu học có phần nào đó rất ngây thơ và vô tư, có những em đưa ra những câu hỏi ngoài lề rất ngộ nghĩnh khiến gia sư khó trả lời mà cũng không nỡ giận, cáu gắt. Sau một thời gian dài gắn bó với nhau, gia sư trở thành một người bạn, một người chị lắng nghe những tâm sự của các em. Dù các em tiểu học còn nhỏ nhưng suy nghĩ rất chín chắn, hiểu chuyện mà những đứa trẻ hiểu chuyện thường khiến người ta cảm thấy đau lòng. Có những chuyện các bé không dám chia sẻ với bố mẹ vì sợ bố mẹ buồn, gia sư nghe những lời tâm sự đó cảm thấy bản thân càng yêu quý, trân trọng tấm lòng của các em.
♥ Đọc thêm: Trung Tâm Gia Sư Uy Tín Tại Hà Nội
Lới cuối: Gia sư tiểu học không dễ dàng chút nào, phải kiếm chế cảm xúc, phải kiên nhẫn đến cùng, phải mạnh mẽ tự tin thì mới có thể tiếp tục công việc lâu dài. Không chỉ riêng gì công việc gia sư, mà mỗi công việc luôn có những khó khăn, thử thách con người. Chính điều này tạo hứng thú làm việc, làm động lực cố gắng, quyết tâm để chinh phục thử thách. Các bạn sinh viên còn trẻ, cần khám phá bản thân để biết khả năng của mình đến đâu, hãy mạnh mẽ thử sức với công việc gia sư tiểu học.
Nguồn: https://giasupro.edu.vn
Danh mục: Làm gia sư