“Khố Sơn ở phía Đông huyện Vĩnh Xương độ hai dặm. Phía Đông Nam có nền cũ kho Phước Sơn nên đặt như thế. Phía Bắc gần sông Ngu Trường. Năm At Mão đầu lúc Trung Hưng (1795) đại binh đánh phá tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu ở bảo Khố Sơn tức là chỗ này. Trên núi có đền Quan Công và miếu Ngũ Hành.”
Ly sở Vĩnh Xương trước kia đóng ở Phú Vinh, nên sách nói “Khố Sơn nằm ở phía Đông “. Và kho Phước Sơn là kho chứa lương thực từ thời Chúa Nguyễn . Nhà Tây Sơn chiến thắng chúa Nguyễn, lập xưởng đóng thuyền bè tại Hòn Kho. Từ ấy núi mang tên Hòn Xưởng.”
Bạn đang xem: Khu đất Lành ở Nha Trang Có Phong Thủy Gì
Khi người Pháp chiếm cứ tỉnh Khánh Hòa, núi Hoa Sơn chỉ có một ngọn cổ tháp của Thiền Sư Phật An và nơi ‘cổ Rùa’ người ta khai phá một con đường mòn đi qua vùng Phước Hải-Đồng Bò để kiếm củi, đốt than, bắt cá hay đi chặt những nhánh mai vào dịp gần Tết, vì đây là một động mai vàng tuyệt đẹp, được khen qua những vần thơ :
Mã Vòng đêm trắng,ma trêu nguyệt, Phước Hải rừng mai,cọp thưởng Xuân .
Hay :
Biển En sóng vờn trăng thúy liễu, Đồng Bò hương thoảng gió hoàng mai .
Khi đất nước chia đôi, dân miền Bắc di cư vào Nam, thành phố Nhatrang cũng đã tiếp nhận một số khá đông đồng bào miền Bắc và họ đã định cư tại khu Xóm Mới -Phước Hải vì thế thành phố nới rộng ra và phát triển mạnh và con đường mòn qua cổ Rùa trở thành con đường Phước Hải (nay là Nguyễn Trãi) với chiều rộng 8 mét, hai bên đường nhà cửa mọc lên như nấm và từ đấy hòn Hoa Sơn bị cắt hẳn thành hai phần rỏ rệt, khu rừng mai Phước Hải cũng mất luôn với những cây xương rồng trổ hoa màu đỏ khi hè về, nay thì dân chen chút nhau mà sống.
Riêng ngôi giáo đường trên phần núi còn lại vẫn như ngày nào . Vào năm 1930-1935, một nhà truyền giáo người Pháp tên là Vallet, kiến lập ngôi giáo đường này. Nhà thờ kiến trúc không giống như những giáo đường trong nước và đặt tên là Nhà Thờ Chánh Tòa Nha Trang dân địa phương gọi là nhà thờ ông Cố hay nhà thờ Núi. Nhà thờ vừa cổ kính, trang nghiêm vừa tân kỳ vì vật liệu xây dựng toàn là xi măng với những kính đủ màu lắp trên các cửa sổ, vách khi ánh sáng mặt trời vừa hừng đông chiếu vào tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ, đẹp lạ thường , kỳ ảo ẩn hiện những bức tranh có tánh cách tôn giáo và đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro’, hình tướng trông nửa như khiêm nhường, nửa ngạo nghễ. Đi lên nhà thờ chúng ta có thể dùng hai lối đi: một con đường bằng đá hoa cương chạy từ dưới ngã Sáu chạy men theo triền núi phía Nam lên tận sân giáo đường với chiều rộng khoảng 8 mét, có thể dùng xe hơi lên cũng được và một con đường khác bên hông trường Hưng Đạo (đường Gia Long) ta phải đi bằng chân với những bậc cấp xi măng. Phía bên trái nhà thờ có xây một hang đá “Tiểu Vương Cung” thờ Đức Mẹ Maria, được che mát bởi cây đa lớn nhiều lá.
Lên đứng nơi gác chuông nhìn bốn mặt, thì vọng cảnh trùm cả toàn diện thành phố Nha Trang. Trông tới ngó lui, nước non, nhà cửa, nơi gần nơi xa, nơi ẩn nơi hiện, khoái con mắt, hả tấm lòng, nhiều khi tưởng mình đương đứng nơi trung tâm điểm của một vùng đất giàu sang trù phú với biển xanh, núi cao, đồng bằng với hòn non bộ nhỏ này. Tiếng chuông làm cho ta thức tỉnh nhưng xung quanh tháp chuông có gắn bốn cái đồng hồ to thường báo hiệu giờ giấc cho mọi người trong thành phố sớm hôm đi làm.
3. Núi Cảnh Long ở Chụt, là hình tượng Con Rồng:
Cảnh là bờ cõi – Long là tốt, thịnh. Không hiểu cổ nhân thủ nghĩa ra sao, có người hỏi cụ cử Phan Bá Vỹ làm ký lục Tòa Sứ Nha trang thời tiền chiến , cụ đáp : ” Có lẽ ông cha chúng ta biết trước rằng thế nào vua ta cùng các quan bảo hộ cũng đến cất dinh thự để làm nơi thừa lương nghỉ dưỡng, nên mới đặt tên là núi Cảnh Long. Hình thế núi chạy dài theo bờ biển, giống như một con Rồng xanh. Phong Thủy gọi là “Thanh Long hý thủy”, tức là Rồng xanh giỡn nước.
Sau khi long mạch dãy Cảnh Long nhờ con Cóc được làm cho vận hành mạnh mẽ, “đốt giai đoạn” thì chợ Đầm, ngôi chợ chính của Nha trang , bị hỏa hoạn thiêu rụi. Đất Trời xui khiến thế nào Kiến Trúc Sư vẽ lại Chợ Đầm để tái thiết lại, đã vẽ thành một hình thể độc đáo, hiếm có: chợ Đầm hình tròn! Nhìn lên bản đồ thành phố Nha trang ta thấy rõ ràng hình con Cóc ngậm hạt Minh Châu hình tròn! Ngày nay, nếu ta đi máy bay nhìn xuống Nha trang, ta sẽ thấy hình thể của một con Cóc khổng lồ ngậm hạt minh châu! So với thiết kế thì chợ Đầm xây chưa hoàn tất, phía bên tay trái hai chung cư A va B đã xong , còn chung cư C và D bên phải chưa dựng nên phần này đã hở hẳn ra, phía sau chợ chạy dài ra tận nhánh sông Hà Ra một khoảng đất trống lớn, dân đã chiếm cứ và cất nhà ở lộn xộn… nên không thể xây phần nối tiếp khu chợ trái cây và bán thịt cá với cái cảng nhỏ cho ghe thuyền từ các nơi vào, tạo thành một khối chữ T án ngữ mặt sau. Như thế hạt Minh Châu ở cái thế nửa kín nửa hở. Long Mạch nếu kết liền được với địa khí đất Nha Trang, theo hình ảnh Con Rắn xà tinh hay Thanh Long ngậm chân con cóc và con cóc ngậm hạt ngọc thì sự liền lạc của địa khí được lưu thông để vượng phát. Tuy nhiên hạt ngọc như nói ở trên là chưa hoàn thiện, chưa được ”mài giũa” cho bóng đẹp nên Con Cóc chưa phát được. Khu vực này sẽ giúp thành phố Nha Trang vượng phát khi chợ Đầm, sẽ làm tâm của một bát quái và các qui hoạch theo đúng qui hoạch của thuật Phong Thủy đảm bảo sự thông thoáng ra biển, các toà nhà phải được xây cân đối trên bề mặt tổng thể. Có như thế mới tối ưu được địa khí long mạch của thành phố Nha Trang.
Bài viết được tổng hợp và tham khảo tại: phongthuyhocvungtau.com
Nguồn: https://giasupro.edu.vn
Danh mục: Phong Thủy